Hotline: 0986971316
Biệt thự số 36, Lô TT4,Thành phố Giao Lưu, 232 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Uy Tín - Chất Lượng - Sáng Tạo : Prestige - Quality - Creative

Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam Hiện Nay Liệu Có Giàu Tiềm Năng, Hấp Dẫn?

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hãy cùng HALANA tìm hiểu về ngành công nghiệt ô tô việt nam nhé!

Vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000. được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.

Chính vì thế ngành công nghiệp ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp, đến những công nghệ cao, phức tạp.

Ngành công nghiệp ô tô Viêt Nam tạo tác động lan tỏa, tham gia và thực hiện hiện đại hóa đất nước

  1. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, Việt Nam đã luôn duy trì được sự tăng trưởng GDP khá ấn tượng, khoảng 6-7%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội cả nước
  2. Thành công thu hút đầu tư nước ngoài FDI hoặc cơ hội kinh doanh gia công, tập trung ở các ngành đòi hỏi nhiều lao động, như dệt may, da giày… do giá nhân công rẻ
  3. Hạn chế thâm hụt thương mại
  4. Góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội, chuyển giao công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng
  5. Đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô trong giai đoạn phổ cập xe hơi

Việc duy trì sản xuất ô tô thành công tại Việt Nam cũng tiếp tục duy trì cơ hội cho việc chuyển giao dần dần các công nghệ đa dạng, liên quan đến công nghiệp ô tô

Nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh, quốc phòng với số lượng khá lớn và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao, nên chỉ có ngành công nghiệp ô tô phát triển mới có thể đáp ứng được các nhu cầu trên

Cơ hội và thách thức để ghi tên trên bản đồ xuất khẩu ô tô thế giới

    1. Sự phát triển công nghiệp ô tô với tỷ lệ nội địa hoá cao sẽ mang lại giá trị cho nền kinh tế, như tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật, phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là cơ khí, điện tử, hóa chất, giảm nhập siêu.
    2. Phát triển ngành công nghiệp ôtô trên cơ sở phát huy tiềm năng của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
    3. Phát triển công nghiệp ôtô trên cơ sở bình đẳng giữa sản xuất trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô
    4. Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn môi trường; Phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
  1. Thực tế cho thấy những hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đạt được thành công như ngày nay đều có thị trường xuất khẩu rộng lớn. Không doanh nghiệp nào đầu tư vào sản xuất ô tô lại chỉ tập trung mỗi thị trường nội địa. Phải hướng tới xuất khẩu, tức là mở rộng thị trường, qua đó tăng sản lượng, tối đa hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.

    Cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam xuất khẩu

    Việt Nam vẫn có thuận lợi để làm ô tô xuất khẩu, vì các công ty trong nước đang có những tầm nhìn về thị trường và xu hướng phát triển bắt kịp các xu hướng về ô tô của thế giới.

    Năm 2020:

    1. Công ty Trường Hải đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, 1.407 xe nguyên chiếc các loại, đạt kim ngạch gần 50 triệu USD
    2. Công ty Ford Việt Nam, sau khi nâng công suất lên 40.000 xe/năm, cũng xuất khẩu những mẫu xe EcoSport, Transit, Tourneo sang một số thị trường trong khu vực

    Đầu năm 2021, VinFast gây chú ý khi thông báo chuẩn bị xuất sang thị trường Mỹ hai mẫu xe điện cao cấp là VinFast VF33 và VinFast VF32. VinFast thì đi thẳng vào xe điện, đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho người tiêu dùng

Ngành ô tô Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư

Triển vọng tăng trưởng sẽ có thay đổi tùy thuộc vào môi trường, điều kiện pháp lý, kinh tế của từng giai đoạn. Tuy nhiên ngành ô tô Việt Nam sẽ còn tăng trưởng mạnh trong dài hạn trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng bền vững hơn trước

Vì vậy, khi cơ hội mới mở ra, ngành công nghiệp ô tô trong nước có thể xuất khẩu linh kiện giá trị gia tăng cao, xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Viêt ra thế giới rất cần các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nũa từ phía nhà nước, nỗ lực đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa từ phía doanh nghiệp, có như vậy mới hưởng được thuế suất ưu đãi và có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Như vậy, hy vọng với những thông tin mà Halana đã chia sẻ ở phía trên sẽ giúp ích được bạn trong việc nắm bắt những thông tin về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng như cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay.