Công nghệ đóng tàu composite đang dần trở thành xu hướng làm tàu mới trong ngành công nghiệp đóng tàu thuyền, cano hiện nay…. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về công nghệ này sẽ có quy trình, ưu nhược điểm như thế nào.
Vật liệu composite để đóng tàu, thuyền, cano
Trong ngành công nghiệp đường thủy, vật liệu composite hiện nay được yêu thích sử dụng hơn cả là nhờ đặc tính nổi bật của vật liệu. Thông thường, vật liệu composite sẽ thường được sử dụng trong công nghệ làm tàu vì nó có tính linh hoạt, độ bền cao cùng khả năng chống ăn mòn hiệu quả.
Nhờ vào những đặc tính nổi bật được kể trên, vật liệu composite đã dần trở thành sự lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp đóng tàu, giúp chúng ta tạo ra những chiếc tàu vận tải đảm bảo 3 tiêu chí hiện đại, nhẹ và bền bỉ.
Ưu nhược điểm khi đóng tàu bằng vật liệu composite
Ưu điểm của việc áp dụng công nghệ đóng tàu composite là:
- Trọng lượng sản phẩm nhẹ: Vật liệu composite chắc chắn sẽ giúp giảm tối đa trọng lượng của tàu, thuyền, tăng hiệu suất và giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu.
- Độ bền cao: Các sản phẩm tàu được đóng bằng công nghệ composite thường sẽ có tuổi thọ cao hơn so với tàu, thuyền đóng truyền thống. Đặc biệt, tàu composite ít bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn từ môi trường nước biển.
- Thiết kế linh hoạt: Công nghệ đóng tàu composite này cho phép thợ tàu tạo ra các thiết kế tàu vô cùng độc đáo và phức tạp mà không gặp các mặt hạn chế từ vật liệu truyền thống như chất liệu thép.
Bên cạnh đó, công nghệ đóng tàu, thuyền, cano composite cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế:
- Chi phí cao: Việc sử dụng vật liệu composite sẽ có chi phí cao hơn so với vật liệu làm tàu truyền thống như thép.
- Khó khăn trong việc sửa chữa: Các vết hỏng trên vỏ tàu composite thường sửa chữa khó hơn so với tàu truyền thống.
Nhìn chung, công nghệ đóng tàu, thuyền, cano composite sẽ đem đến rất nhiều ưu điểm về trọng lượng, độ bền bỉ cùng thiết kế linh hoạt.
GIÁ THÀNH:
Nếu tính giá cả trên đơn vị trọng lượng tàu, thì tương đối cao so với tàu gỗ và thép cùng cỡ, bởi vì tàu FRP nhẹ hơn, nhất là khi chỉ chế tạo một tàu mẫu hoặc một số loại vỏ tàu FRP. Thế nhưng nếu tính đầy đủ khấu hao khuôn và thiết kế, trong điều kiện sản xuất seri vỏ tàu FRP, thì tổng giá thành của một tàu FRP chỉ cao hơn một chút so với tàu gỗ và thép cùng cỡ. Còn so với tàu nhôm, nếu sản xuất hàng loạt với cỡ tàu lớn thì giá thành thấp hơn và nếu sản xuất với số lượng hạn chế thì giá thành tàu FRP vẫn có thể cạnh tranh được.
Tuy nhiên, xết về tổng thể kể cả những lợi ích trong sử dụng như chi phí sửa chữa và bảo trì thấp, tuổi thọ tương đương, thì giá trị sử dụng của tàu FRP hoàn toàn cạnh tranh được với các loại tàu gỗ, thép, nhôm cùng cỡ.
TUỔI THỌ TÀU:
Theo đánh giá của Cơ quan kiểm tra thuộc Hải quân Mỹ và Cơ quan tuần tra bờ biển thì các tàu cỡ nhỏ sau 20 năm sử dụng vẫn có chất lượng tốt. Nếu thiết kế, thi công, bảo dưỡng, bảo trì và sử dụng đúng kỹ thuật, đảm bảo kết cấu cứng vững đúng kỹ thuật thì nói chung tuổi thọ của tàu FRP là lâu bền.
SỬA CHỮA:
Tàu FRP cho phép sửa chữa rất dễ dàng. Trừ khi xảy ra những sự cố, nhìn chung công việc sửa chữa không nhiều. Do đó chi phí sửa chữa thấp.
CHI PHÍ BẢO TRÌ:
Vì FRP không sét gỉ cho nên chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp, đặc biệt rất thấp nếu là tàu nhỏ. Tàu FRP nói chung không phải sơn phủ định kỳ như tàu thép, không phải cạo hà, sơn lườn tàu như tàu gỗ. Có chăng là chỉ sơn vá những chỗ bị xây xước khi bị va chạm cọ sát, hoặc khi màu sắc bị bạc nhiều muốn sơn lại cho đẹp mà thôi.